Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, ) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp, được phát hành bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào, do đó nó nằm ngoài quy tắc thông thường của giao dịch tiền tệ.
Đây là đồng tiền dựa hoàn toàn vào mạng Internet, dễ dàng trao đổi và luân chuyển - không có sự can thiệp của con người, giấy tờ sổ sách hay một tổ chức nào đó. Bitcoin có thể trao đổi và di chuyển giữa các công ty, cá nhân với nhau mà không cần thông qua tổ chức trung gian. Bitcoin được xác định bởi tám chữ số thập phân và chia thành 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshis. Do đó bạn có thể sở hữu 0,00000001 Bitcoin.
Thuật toán Bitcoin
Bitcoin được tạo ra bằng các thuật toán. Việc xử lý các giao dịch Bitcoin được đảm bảo bởi các máy chủ có tên gọi là “mỏ Bitcoin” (Bitcoin mine).
Để có thể được cả mạng lưới chấp nhận, khối mới cần phải chứa bằng chứng công việc (proof of work). Proof of work yêu cầu thợ đào tìm kiếm một số nonce, mà khi nội dung của khối được hash (hàm băm mật mã học) cùng nonce, kết quả tạo ra một số nhỏ hơn số target của mạng lưới (số target càng nhỏ thì độ khó càng cao). Nói cách khác: Proof of work rất dễ cho các máy tính xác nhận, nhưng cực kỳ mất nhiều thời gian để có thể tạo ra. Thợ đào phải thử rất nhiều giá trị nonce khác nhau trước khi đạt được độ khó mà mạng lưới yêu cầu.
Đào Bitcoin
Cứ mỗi 2016 khối được tạo ra (mất khoảng 14 ngày), độ khó lại được mạng lưới tự động tinh chỉnh dựa trên khả năng của toàn bộ mạng lưới, với mục đích là để giữ khoảng thời gian giữa các khối mới được tạo ra là 10 phút. Từ tháng 3 năm 2014 tới tháng 3 năm 2015, số lượng nonce trung bình mà máy đào phải hash thử trước khi tạo được ra khối mới đã tăng từ 16,4 tỷ tỷ lên 200,5 tỷ tỷ.
Cách hệ thống proof of work hoạt động, kèm theo việc xâu chuỗi lại các khối khi dữ liệu của khối mới bao gồm hash của khối cũ, giúp cho việc thay đổi blockchain cực kỳ khó, khi mà kẻ tấn công cần phải thay đổi tất cả các khối phía sau để việc thay đổi một khối được chấp nhận. Điều này đòi hỏi kẻ tấn công cần có hơn 50% sức mạnh xử lý của toàn mạng Blockchain. Các khối mới liên tục được tạo ra, và độ khó của việc thay đổi 1 khối tăng dần theo thời gian với số lượng khối cần thay đổi (còn được gọi là mức xác thực của một khối - confirmations) tăng lên.
Thợ đào Bitcoin tìm được ra khối mới sẽ được thưởng số bitcoin trong khối đó kèm theo phí giao dịch. Tại thời điểm cuối năm 2016, phần thưởng đang là 12,5 bitcoin cho mỗi khối. Để nhận được phần thưởng này, một giao dịch đặc biệt có tên là coinbase được đưa vào thanh toán. Tất cả Bitcoin tồn tại được khởi tạo từ những giao dịch nguồn (coinbase) đó. Giao thức Bitcoin quy định rằng phần thưởng sẽ giảm một nửa sau mỗi 210.000 khối (khoảng 4 năm). Cuối cùng, phần thưởng sẽ tiệm cận tới 0 khi số bitcoin trên thị trường đạt ngưỡng 21 triệu bitcoin vào năm 2140. Lúc đó, thợ đào sẽ chỉ có phần thưởng là phí giao dịch. Nói cách khác, Satoshi đã tạo ra một chính sách tiền tệ dựa trên sự khan hiếm nhân tạo khi sáng tạo ra Bitcoin rằng sẽ chỉ có tổng cộng 21 triệu bitcoin được lưu hành.
Các máy tính người dùng kết nối và thông qua các thuật toán xử lý số liệu phức tạp để tạo ra Bitcoin - quá trình này được gọi là “đào mỏ” (mining). Các thuật toán trong hệ thống tạo ra Bitcoin được thiết lập sao cho ngày càng khó để có thể “đào” được Bitcoin. Quá trình “đào” từ máy tính người dùng là việc xử lý các hàm băm SHA256 thông qua phương pháp Brute force.
Để thực hiện dễ dàng thì phương án đơn giản và rẻ nhất là trang bị một cấu hình máy tính mạnh, card đồ họa cao cấp trang bị những GPU đời mới. Các máy tính tham gia “đào” sẽ phải hoạt động liên tục, hiệu năng hoạt động của máy có đơn vị tính là Hash rate (MHash/s)
Ví dụ: một card màn hình AMD Radeon™ HD 4550 có hiệu suất 7,23 Mhash/s trong khi card cao cấp AMD Radeon™ HD 7970 có thể có hiệu suất “đào” 555 Mhash/s-825Mhash/s tùy cấu hình. Một cấu hình máy tính cơ bản, sử dụng 2 card màn hình 7970 trung bình một ngày có thể đào được 0,06 BTC. Trừ các khoản chi phí tiền điện, đường truyền và khấu hao thì trung bình một tháng người sử dụng có thể kiếm được số BTC quy ra tiền Việt là 5 triệu VNĐ.
Một phương án khác là sử dụng các ASIC - vi mạch tích hợp chuyên dụng hoặc các thiết bị sử dụng FPGA-chip lập trình logic. Hiện tại đã xuất hiện các thiết bị chuyên dụng sử dụng ASIC để “đào” Bitcoins, ví dụ như Butterflylab BitForce 25 GH/s SC có mức giá khoảng 1.249 USD, trung bình mỗi ngày có thể đào được 0,06BTC tương tự như máy tính sử dụng 2 card đồ họa cao cấp AMD Radeon™ HD 7970. Những thiết bị chuyên dụng này được coi là tương lai của những người thở mỏ Bitcoin.
Sử dụng Bitcoin.
Để sử dụng và trao đổi Bitcoin, người ta dùng một phần mềm tại Bitcoin.org hoạt động như “tài khoản ngân hàng”. Nó lưu trữ một mã số bí mật trên máy của người dùng, và mã này cho phép giao dịch từ “tài khoản ngân hàng” của chủ sở hữu. Thuật ngữ của Bitcoin gọi phần mềm này là “ví tiền” (wallet), khả năng hoạt động giao dịch mạnh và dễ dàng như gửi email. Người dùng không cần đăng ký, không cần tên, địa chỉ, số chứng minh hay mã số thuế…, không một bất kì thông tin cá nhân nào.
Cơ chế hoạt động tương tự như hệ thống chữ ký điện tử, là mỗi tài khoản cấp cho 2 khóa điện tử Public Key (khóa công khai) và Private Key (khóa riêng). Để được phép gửi tiền, người dùng phải sử dụng khóa riêng. Để gửi tiền cho một người nào đó, bạn chỉ cần biết khóa công khai của đối tác (về cơ bản số “tài khoản ngân hàng” ). Nếu người dùng có khóa riêng của mình cộng với khóa công khai của đối tác, một giao dịch có thể được tạo ra.
Như đã đề cập, tài khoản của người dùng được chỉ định là một chuỗi dài các số và chữ hoặc được mã hóa thành 2D barcode để giao dịch trên moblie, ví dụ:
15RWzyWJxkN8K9NuKpVm3jXuWNfDjSHFTW
Do Bitcoin hoạt động như một mạng peer-to-peer, trên đó chủ tài khoản có thể chuyển tiền giữa các tài khoản Bitcoin ngay lập tức và có thể nặc danh không công khai.
Bitcoin ghi nhận tất cả các giao dịch của người dùng nên chúng ta có thể theo dõi chính xác số lượng Bitcoin được tạo ra trên các trang theo dõi mạng lưới này. Ví dụ như Blockchain.info, bitcoinchart.com…
Đánh giá Bitcoin
Hiện tại Bitcoin đang được xem như Vàng 2.0 vì có những tính chất sau của tiền tệ: Đáng giá, lưu thông, dự trữ, thanh toán.
Ngoài ra, khác với những đồng tiền được ban hành bởi chính phủ, Bitcoin có thêm những ưu điểm sau:
- Không có ngân hàng trung ương: Tránh được tình trạng lạm phát khi ngân hàng trung ương in tiền cho các tổ chức tài chính và các tập đoàn vay khi làm ăn thua lỗ.
- Không cần giao dịch qua kênh trung gian: Giảm thiểu chi phí ngân hàng và các kênh tài chính trung gian. Giao dịch tại bất kỳ thời điểm nào kể cả ngày nghỉ. Không ai có quyền đóng băng tài khoản hay ngừng giao dịch.
- Không dễ kiếm ra Bitcoin, nhưng có thể khai thác được mỏ Bitcoin - đặc tính quan trọng của vàng.
- Không thể bị làm giả. Chi phí kiểm định chất lượng vàng rất cao, còn việc kiểm định Bitcoin không hề tốn chi phí nào.
- Đơn vị tiền tệ có thể chia nhỏ ra tới mức gần như vô hạn, giúp cho việc thanh toán chính xác rất dễ dàng.
- Ít nguy hiểm cho các cửa hàng chấp nhận giao dịch Bitcoin hơn vì giao dịch không thể bị bồi hoàn.
- Bảo vệ môi trường khi không phải sản xuất tiền mặt. Hệ thống máy tính xử lý giao dịch Bitcoin tốn ít điện hơn nhiều so với hệ thống tài chính hiện tại.
- Là đồng tiền thông minh: Có khả năng lập trình vào từng satoshi mục đích tiêu tiền hoặc tự kích hoạt với hợp đồng thông minh để tránh tham nhũng hoặc lừa đảo.
Theo giám đốc của Viện Nghiên cứu Tiền Tệ, Công nghệ và Tài chính thuộc Đại học California - Irvine, hiện tại người ta vẫn đang tranh luận xem Bitcoin có phải là tiền tệ hay không. Bitcoin thường được nhắc tới bằng các thuật ngữ: Tiền số, tiền ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa. Các nhà báo và học giả cũng đang tranh cãi về việc nên gọi Bitcoin thế nào. Một số tờ báo tìm cách phân biệt tiền "thật" và Bitcoin, trong khi một số báo chí khác gọi Bitcoin mới là đồng tiền thực thụ.
Đầu tư Bitcoin.
Có nhiều cách để có thể mua hoặc bán Bitcoin: đặt lệnh mua hoặc bán Bitcoin trên sàn giao dịch trực tuyến, hoặc trực tiếp thông qua người môi giới, hoặc tại các máy Bitcoin ATM.
Một số sàn giao dịch Bitcoin
Remitano, sàn VTBC, Bitcoinvietnam, Localbitcoins
Bitcoin thường được giao dịch như một dạng đầu tư. Có một số quỹ đầu tư đã quan tâm đến Bitcoin. Điển hình là: Công ty Bitcoin 21 Inc đã nhận 116 triệu đô la Mỹ đầu tư, Coinbase nhận 106,7 triệu đô la Mỹ, cá nhân Peter Thiel đã đầu tư 3 triệu đô la Mỹ và anh em nhà Winklevoss đã đầu tư 1,5 triệu đô la Mỹ. Những nhà đầu tư bao gồm các tên tuổi lớn như: quỹ Andreessen Horowitz, quỹ Khosla Ventures, quỹ Google Ventures, RRE Ventures, sàn NYSE, quỹ Pantera Capital, ngân hàng Goldman Sachs, sàn Nasdaq, ngân hàng BBVA.
Hiện tại, các nhà đầu tư lớn trên thế giới đã đầu tư tổng cộng trên 1 tỷ đô la Mỹ để phát triển các công ty Bitcoin.
Việc đầu tư Bitcoin, cũng như các kênh vàng hay ngoại tệ, chứa đựng nguy cơ rủi ro và những lo ngại về một loại bong bóng tài chính trong lĩnh vực tiền tệ trên Internet. Barry Silbert, giám đốc điều hành Nasdaq Private Market, nhận định: Bitcoin là kênh đầu tư có rủi ro và lợi nhuận thuộc loại cao nhất hiện tại . Các nhà kinh tế khuyến cáo các ngân hàng trung ương nên dành từ 0.01% tới 5% dự trữ ngoại hối của mình cho Bitcoin để phòng hộ các rủi ro về tiền tệ.
Các doanh nghiệp chấp nhận Bitcoin.
Trong năm 2016, số lượng các doanh nghiệp chấp nhận Bitcoin đã vượt qua 122.000. Tính đến tháng 12 năm 2014, các công ty lớn chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin bao gồm: Atomic Mall, Clearly Canadian, Dell, Dish Network, Dynamite Entertainment, Expedia, Microsoft, Newegg, PrivateFly, Overstock.com, Sacramento Kings, TigerDirect, Time Inc., Virgin Galactic, Valve và Zynga. Tính đến tháng 9 năm 2014, PayPal đã cho phép các doanh nghiệp ở Bắc Mỹ sử dụng hệ thống của họ để nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Tại Việt Nam, chỉ có một số ít dịch vụ chấp nhận Bitcoin. Tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp toàn cầu cho phép người Việt Nam thanh toán bằng Bitcoin cho dịch vụ của họ, tiêu biểu là: Dịch vụ nạp thẻ điện thoại BitRefill, dịch vụ mua vé máy bay, đặt khách sạn và thuê ô tô tại Expedia, mua hàng trực tuyến tại OverStock, OpenBazaar hoặc tại các Dark Net Market, mua thẻ quà tặng tại Gyft, mua tên miền và dịch vụ máy chủ tại NameCheap, mua VPN tại BitVPN, mua quần áo thời trang tại ASOS, và một loạt các dịch vụ nhỏ khác tại Fiverr.
Tại thời điểm cuối năm 2016, đã có trên 800 máy Bitcoin ATM trên toàn cầu, phần lớn (500+) nằm tại Mỹ, và có 3 máy Bitcoin ATM tại Việt Nam.
Tỉ giá Bitcoin
Tỉ giá của Bitcoin không được neo theo bất kỳ loại tiền tệ nào khác mà hoàn toàn phụ thuộc vào cung và cầu của thị trường. Bitcoin là một trong những loại tài sản có tính chất thị trường tự do thuần khiết nhất vì được giao dịch tự do với khối lượng rất lớn trên toàn cầu mà không bị kiểm soát.
Theo giáo sư Mark T. Williams, trong năm 2014, biến động giá của Bitcoin cao gấp 7 lần vàng, 8 lần S&P 500, và gấp 18 lần tiền đô la Mỹ. Giá trị của Bitcoin đã trải qua nhiều chu kỳ bong bóng, ví dụ: Trong năm 2011, giá Bitcoin đã tăng lên từ 0,30 đô la Mỹ lên đỉnh điểm là 32 đô la Mỹ trước khi trở về mức 2 đô la Mỹ. Nửa cuối năm 2012 và trong đợt khủng hoảng tài chính tại Cyprus, giá Bitcoin lại lên tới 266 đô la Mỹ trước khi trở về mức 50 đô la Mỹ. Vào ngày 29 tháng 11 năm 2013, giá Bitcoin lên đỉnh điểm 1.242 đô la Mỹ. Chỉ trừ năm 2014, từ năm 2009 tới 2016, Bitcoin là đồng tiền có giá trị tăng nhanh nhất thế giới. Tính từ năm 2009 tới năm 2016, giá Bitcoin đã tăng giá lên 1,269,730 lần.
Có một số ứng dụng của Bitcoin không phụ thuộc vào biến động tỉ giá, ví dụ như là cá cược trực tuyến, trả tiền tip, hoặc thanh toán quốc tế. Những quỹ đầu tư mạo hiểm ủng hộ Bitcoin lập luận rằng việc tạo thêm tính thanh khoản bằng cách sử dụng những sàn giao dịch tần suất cao là cần thiết để giảm sự biến động của giá Bitcoin.
Có rất nhiều nguồn để theo dõi tỉ giá Bitcoin. Google đã tích hợp sẵn tỉ giá Bitcoin khi bạn điền vào công cụ tìm kiếm: 1 BTC to VND. Tuy nhiên đây là giá Bitcoin tại thị trường quốc tế, lấy trung bình từ các sàn giao dịch lớn như: Bitstamp, Coinbase, OKCoin.
Thanh toán
Không giống như thẻ tín dụng, chi phí gửi Bitcoin hoàn toàn tự nguyện trả bởi người gửi (không phải người nhận). Phí gửi Bitcoin càng cao thì giao dịch đó càng được mạng lưới ưu tiên xử lý trước. Phí thanh toán bằng Bitcoin rẻ hơn rất nhiều so với việc thanh toán thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản. Nếu thanh toán quốc tế qua thẻ tín dụng, phía doanh nghiệp sẽ mất 2-3% chi phí thanh toán thẻ và khách hàng sẽ mất khoảng 5% phí chuyển đổi ngoại tệ. Chí phí gửi tiền qua Bitcoin không phụ thuộc số lượng gửi, giúp cho Bitcoin trở nên rất hấp dẫn với những người muốn gửi tiền số lượng lớn. Ví dụ: Lượng bitcoin trị giá hàng triệu đô la Mỹ có thể gửi đi bất kỳ đâu trên thế giới chỉ với vài xu trả cho các thợ đào.
YoBit lets you to claim FREE CRYPTO-COINS from over 100 different crypto-currencies, you complete a captcha one time and claim as many as coins you can from the available offers.
ReplyDeleteAfter you make about 20-30 claims, you complete the captcha and proceed to claiming.
You can press CLAIM as many times as 50 times per one captcha.
The coins will safe in your account, and you can exchange them to Bitcoins or USD.
On Moon Bitcoin you may recieve FREE satoshis. 514 satoshi every 24 hours.
ReplyDelete